Giáo án Luyện từ và câu kooblis


GIÁO ÁN
Ngày soạn:
Người soan:
Người giảng:
THIẾT KẾ BÀI DẠY

Bài: Luyện từ và câu

Danh từ Chung và danh từ Riêng
I. Mục tiêu.
- Phân biệt được danh từ Chung và danh từ Riêng.
- Thái độ kính trọng, yêu quý, say mê, học và hướng thú với bài học.
II. Bài Mới.

HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS lên bảng TL câu hỏi? DT Chung là gì? VD:
- Yêu cầu HS tìm các DT có trong đoạn thơ sau.
Vua Hùng một sáng đi săn Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy bánh chưng mấy cặp, bánh giày mấy đôi.

- Nhận xét, cho điểm cho hs.
B. Dạy - Học bài mới.
1. Giới thiệu bài.    
- Em có nhận xét gì về cách viết của các danh từ vừa tìm được trong các đoạn thơ.

- GV: Tại sao có danh từ viết hoa, có danh từ lại thông viết hoa?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
2. Tìm hiểu ví dụ.
a). Nhận xét.
Bài 1: GV đọc mẫu, học sinh đọc lại.
- GV: Treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS thảo luận tổ.
- GV: Nhận xét và giới thiệu.
+ Sông là chỉ sự vật - > là DT chung.
+ Vua: chỉ người -> DT Riêng.
+ Cửu Long: chỉ sự vật -> DT chung.
+ Lê Lợi: chỉ người -> DT Riêng.
- GV: Dạy các từ trên là danh từ.
- Chúng ta chuyển sang bài 2.
Bài 2: So sánh nghĩa của các từ.
- GV: So sánh a với b, c với d.
+ a, Sông> < Cửu Long
+ b, Vua> < Lê Lợi








- GV: Chốt lại.
+ Sông,Vua là các danh từ chung.
+ Cửu Long, Lê Lợi là danh từ riêng.
- Danh từ riêng viết hoa.
Bài 3:
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV: Danh từ riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
3. Ghi nhớ
- GV: Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Cho ví dụ?
- GV: Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì?
- GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ, nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay trong lớp.
4. Luyện tập
Bài 1:
- GV: Viết đoạn văn( treo bảng phụ)
- GV: Xác định đúng danh từ chung và danh từ riêng.
- Y/c HS thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào giấy.
a, Tổ 1: Tìm DT chung
b, Tổ 2: Tìm DT riêng
- GV: Y/c HS lên bảng trình bày kết quả
DT chung
- núi/ dòng/ sông/ dãy/ mặt/ sông/ ánh/ nắng/ đường/ dây/ nhà/ trái/ phải/ giữa/ trước.
DT riêng
- Chung/ Lam/ Thiên/ Nhẫn/ Trác/ Đại/ Huệ/ Bác Hồ.
- GV: Vậy tại sao các em lại xếp từ"dãy" vào danh từ chung?
- GV: Vì sao từ"Thiên Nhẫn" được xếp vào danh từ riêng.
- GV: nhận xét, tuyên dương HS hiểu bài
Bài 2:
- Y/c HS làm cá nhân, đọc yêu cầu đè bài.
- Y/c HS tự làm bài
- GV: Viết một tên riêng lên bảng.
VD. Trần Tiến Đạt.
- GV: Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV: Dặn dò HS viết tên riêng, về nhà viết.
- GV: Vâỵ họ và tên của các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- GV: Nhắc HS viêt hoa tên người, tên địa danh, (tên người viết hoa cả họ và tên đệm).

- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.


- HS TL: Vua / Hung / một / sáng / trưa / bóng / nắng / chân / chốn / này / Dân / một / quả / xôi / bánh / chưng / bánh giày / đôi / cặp.



- Dt Hùng được viết hoa, còn các danh từ khác không được
viết hoa.








- HS lên bảng viết từ.
a. Sông         c. Cửu Long
b. Vua           d. Lê Lợi






- HS TL
+ Sông: tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
+ Cửu long: Tên riêng của một dòng sông có 9 nhánh ở ĐBSCL
+ Vua: tên chung chỉ đứng đầu nhà nước phong kiến.
+ Lê Lợi: tên riêng của vị vua mở đầu nhà Hậu Lê.

- HS lắng nghe.


III. Củng cố, dặn dò
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

- HS về nhà học bài và viết vào vở 10 danh từ chung, 10 danh từ riêng.

Comments